Phim được quay ngay tại sông Thạch Hãn Ảnh: Đ.DUNG
Thượng tá Nguyễn Thu Dung - giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân - chia sẻ Mưa đỏ (đạo diễn: Đặng Thái Huyền, biên kịch: Chu Lai) là dự án phim lịch sử có quy mô lớn về hiện thực chiến tranh cách mạng, phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
TIN LIÊN QUANĐạo diễn Đặng Thái Huyền: Không muốn trôi theo guồng quay"Đường lên Điện Biên" - khúc tráng ca của dân tộcTheo thông tin ban đầu, Game Nổ Hũ Tăng Tiền Khi Đăng Ký_ Trải Nghiệm Cực Hấp Dẫn Cho Người Chơi một số diễn viên được hé lộ có NSND Trần Lực, XBet88 - Cổng game trực tuyến uy tín hàng đầu tại Việt Nam Yến Nhi, Diễn đàn Xổ Số Thần Tài MN_ Cơ Hội Trúng Thưởng Lớn Và Những Cập Nhật Mới Nhất Hứa Vĩ Văn...
Điện ảnh Quân đội nhân dân đã khảo sát bối cảnh phim ở hơn 10 tỉnh; trong đó phần lớn bối cảnh được quay tại tỉnh Quảng Trị.
Là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong chiến tranh, đặc biệt "Mùa hè đỏ lửa 1972", thị xã Quảng Trị và Thành cổ Quảng Trị là một trong những biểu tượng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
"Khi chọn bối cảnh ở đây, Mưa đỏ không chỉ tái hiện những sự kiện lịch sử quan trọng mà muốn mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về những mất mát, hy sinh của con người và tình yêu đất nước", thượng tá Thu Dung nói.
Chọn bối cảnh thị xã Quảng Trị bên bờ sông Thạch Hãn sẽ có nhiều khó khăn về thời tiết, bão lũ, địa lý; nhưng Điện ảnh Quân đội nhân dân vẫn chọn vì câu chuyện lịch sử quá đặc biệt của nó và "như là một nén hương tri ân những người lính, người dân nơi đây đã anh dũng chiến đấu, hy sinh bảo vệ Tổ quốc".
Hứa Vĩ Văn vào vai bác sĩ Lê trong phim Mưa đỏ - Ảnh: Đ.DUNG
Phim được quay trong 3 - 4 tháng. Ngoài tái hiện Thành cổ phỏng theo di tích Thành cổ lịch sử từ thiết kế bối cảnh, cổng thành, các lớp thành bao tới màu tường, các lớp gạch..., Điện ảnh Quân đội nhân dân còn huy động sự tham gia, phối hợp của các quân binh chủng trong quân đội, cùng nhiều vũ khí, trang bị, đạo cụ, phương tiện phục vụ cho cảnh quay.
Các bối cảnh khác như hầm mổ, trạm phẫu, Sở chỉ huy quân Việt Nam cộng hòa, đoàn tàu vận chuyển tân binh... cũng được đoàn phim đầu tư phục dựng.
Để bảo đảm tính chân thực nhất, đoàn phim cũng mời chuyên gia, các nhà nghiên cứu lịch sử và các cựu chiến binh từng tham chiến tại Thành cổ để đưa ra các góp ý, tư vấn về chi tiết trong quá trình xây dựng.